Chủ tịch Quốc hội: Không nên ép mọi giao dịch bất động sản qua sàn

1 năm trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp phiên 25, thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào chiều ngày 24/8.

Theo đó, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bỏ nội dung các giao dịch bất động sản phải qua sàn. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về khuyến khích giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất qua sàn bất động sản.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh các yêu cầu của Trung ương như xây dựng hệ thống thông tin bất động sản gắn với thông tin đất đai; hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

"Nếu thanh toán qua ngân hàng cả thì qua sàn hay không qua sàn vẫn minh bạch. Quan trọng là kiểm soát được dòng tiền, không phải ép người ta lên sàn hay không", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Thêm nữa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các tập đoàn bất động sản đều có công ty, hệ thống phân phối sản phẩm, nên không phải cứ giao dịch bất động sản qua sàn là tốt.

Chính phủ mong muốn mọi giao dịch bất động sản phải qua sàn

Giải trình, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng nói, Chính phủ mong muốn và đề xuất quy định mọi giao dịch bất động sản cần phải qua sàn. Theo ông Sinh, luật hiện hành mới khuyến khích các giao dịch bất động sản qua sàn, và điều kiện hoạt động các sàn chưa rõ ràng nên dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới người mua. Chủ đầu tư dự án cũng không công khai minh bạch giao dịch, ảnh hưởng tới thị trường.

"Chính phủ đề xuất các hoạt động kinh doanh bất động sản qua sàn để đảm bảo công khai, kiểm soát, chống thất thu thuế. Giao dịch qua sàn sẽ bảo vệ người mua, nhất là bất động sản là tài sản lớn", ông Sinh phát biểu.

Để giảm thiểu ảnh hưởng tới người mua, dự thảo luật sẽ bổ sung các điều kiện nguyên tắc để sàn giao dịch kinh doanh hiệu quả, nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước, sàn giao dịch bất động sản lành mạnh.

Bán bất động sản “trên giấy” phải qua Sàn giao dịch Quốc gia

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà bổ sung, Chính phủ sẽ xây dựng sàn giao dịch quốc gia (theo hình thức doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp), để kiểm soát toàn bộ dữ liệu, giao dịch. Sàn này do Bộ Xây dựng chủ trì, đưa ra các điều kiện bán tài sản công khai, dịch vụ cung cấp miễn phí. Các giao dịch trên đó sẽ đảm bảo pháp lý, thông tin, bảo vệ lợi ích người dân.

Theo ông, thị trường bất động sản vừa qua có nhiều tồn tại như giao dịch ngầm, đầu cơ, làm giá, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý. Những bất cập trên chủ yếu xảy ra với sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai.

Vì thế, Phó thủ tướng kiến nghị chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải giao dịch qua sàn này, và đây là điều kiện tiên quyết để nắm được năng lực tài chính, kinh doanh của chủ đầu tư. "Nếu được Chủ tịch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý, Chính phủ sẽ tiếp thu theo hướng này", Phó thủ tướng nói.

Luật không được “đẻ” ra giấy phép con

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ với giao dịch bất động sản qua sàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất theo đề xuất của Ủy ban Kinh tế, tức chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc.

Bên cạnh vấn đề giao dịch bất động sản qua sàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số quy định tại dự thảo luật có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.

Cụ thể, khoản 4 Điều 24, chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trước khi bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư. Trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phân tích, việc thông báo cho nhà chức trách trước khi mở bán là đúng, nhưng cần quy định thời hạn trong bao lâu phải trả lời chủ đầu tư. Quy định nêu không rõ sẽ dẫn tới việc ngâm hồ sơ, dẫn tới giấy phép con, theo Chủ tịch Quốc hội. "Dự thảo không được hình thành giấy phép mới, có điều khoản nào ngăn ngừa chuyện này chưa", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

Dự kiến, Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp cuối năm nay.

 

Nguồn markettimes.vn

Tin tức liên quan
Xem tất cả

Những lý do “bá đạo” khi môi giới rao bán nhà đất khiến chủ nhà “ngã ngửa”

Thị trường bất động sản càng khó khăn thanh khoản lại càng xuất hiện các “chiêu thức” bán hàng gây chú ý của môi giới bất động sản.
1 năm trước

Nở rộ trào lưu đầu tư chung cư mini, nhà đầu tư “hốt bạc”

Trái với nhiều phân khúc bất động sản khác trầm lắng, loại hình chung cư mini cho thuê lại trở thành kênh đầu tư “hái ra tiền” với không ít nhà đầu tư.
1 năm trước

Có 1- 2 tỉ đồng tiền mặt, nhà đầu tư nên lựa kênh nào “xuống tiền”?

Theo một số chuyên gia trong ngành, với số tiền nhàn rỗi 1 đến 2 tỷ đồng, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đáng cân nhắc đầu tư bất động sản thời điểm này.
1 năm trước

Một quận tại Hà Nội ghi nhận giá đất tăng gần gấp đôi chỉ trong 5 năm, giá nhà trong ngõ tương đương liền kề vùng ven

Trong vòng 5 năm, giá bán tại tất cả các loại hình bất động sản tại Nam Từ Liêm đều diễn biến theo xu hướng tăng, trung bình khoảng 11%.
1 năm trước

“Giá bất động sản trong tháng ‘cô hồn’ không giảm hàng trăm triệu như người mua vẫn lầm tưởng”

Thực tế, tháng 7 âm lịch hàng năm giao dịch trên thị trường bất động sản có phần trầm lắng hơn các tháng khác. Tuy nhiên, đối với phân khúc đáp ứng nhu cầu thực, do lực cầu vẫn rất lớn nên không xảy ra hiện tượng chủ nhà giảm giá bán hàng trăm triệu đồng như mọi người vẫn lầm tưởng
1 năm trước

“Chiến lược “mua thấp – bán cao” có thể quay trở lại thị trường bất động sản Việt Nam ngay bây giờ”

Đó là khẳng định của ông Marc Townsend, Cố vấn cấp cao của Công ty TNHH Arcadia Consulting Việt Nam trong buổi chia sẻ mới đây.
1 năm trước

Chuyên gia lý giải sự chênh lệch giá bất động sản giữa phía Đông và phía Tây Hà Nội

Sự phát triển đô thị ở phía Đông và phía Tây thủ đô Hà Nội đã tạo lực hấp cho thị trường bất động sản, theo đó giá nhà và đất ở phía Tây đang có giá cao hơn phía Đông.
1 năm trước

Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng qua đối với thị trường bất động sản

Khảo sát của VASR các chính sách của Chính phủ đối với thị trường bất động sản 8 tháng qua cho thấy, các cơ chế, chính sách vẫn đang dừng lại ở giai đoạn “tiếp cận” và tháo gỡ “lớp ngoài”, chưa thực sự thâm nhập và giải quyết một cách triệt để, trên diện rộng tất cả các khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung.
1 năm trước

Giá thuê chung cư ở Hà Nội liên tục tăng cao: Khách thuê ngậm ngùi “xách balo và đi”

Nhiều người bất ngờ khi nhận được thông báo tiền nhà tăng cao từ chủ nhà. Nhưng vì không thể đàm phán nên một số khách thuê chấp nhận trả lại nhà để tìm thuê những căn có mức giá rẻ hơn.
304 ngày trước

Hà Nội rộng gấp ba, giá nhà đắt gấp đôi - VnExpress

15 năm sau mở rộng, nguồn cung nhà đất Hà Nội tăng gấp gần 7 lần nhưng giá bình quân gấp đôi, một số nơi thậm chí đắt tới cả chục lần. - VnExpress
304 ngày trước
Công ty Cổ phần Công nghệ Finland
Số ĐKKD: 01023435235235
Cấp ngày 01/01/2023
Liên hệ
Số 102 Thái Thịnh, Phường Thịnh Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
cskh@finland.com
1900191919
Copyright c. 2023 Finland. All rights reserved