Chuyên gia lý giải sự chênh lệch giá bất động sản giữa phía Đông và phía Tây Hà Nội

1 năm trước

Từ năm 2008 đánh dấu bước phát triển mới của Hà Nội, khi thủ đô trở thành một trong 17 thành phố có diện tích lớn nhất thế giới. Kể từ đó đến nay, thị trường Hà Nội đã ghi nhận những thay đổi đáng kể về sản phẩm cũng như quy mô thị trường. Trong đó, nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của hai cực phía Tây và phía Đông thủ đô với những đại đô thị được quy hoạch bài bản, hệ thống dịch vụ, hạ tầng phát triển đồng bộ.

Phía Tây Hà Nội có những chuyển động sớm hơn nên bức tranh đô thị hiện hữu đã rõ rệt. Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp cũng dịch chuyển về phía Tây, tạo thành địa điểm tập trung của hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Từ đó hình thành làn sóng chuyển dịch về khu vực này để an cư.

Tại khu vực này, sự phát triển của các tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, Vành đai 2, Vành đai 3 và dự kiến Vành đai 3,5 và vành đai 4, hay đại lộ Thăng Long kèm các dự án đường sắt đô thị số 2A, số 3 đã tạo động lực cho việc phát triển các dự án bất động sản. Các dự án quy mô lớn phát triển dọc theo các tuyến đường này ở khu vực phía Tây có thể kể đến The Manor Central Park, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Thăng Long, Mailand Ha Noi City.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho biết, theo ghi nhận của Savills, khu vực phía Tây các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy luôn dẫn đầu thị trường về thị phần nguồn cung với khoảng 30% từ năm 2011 đến nay. Đây đồng thời là khu vực có nguồn cung văn phòng lớn nhất thủ đô, với 50% thị phần, tương đương 873.700m2.

Theo đánh giá của bà Hằng, khu vực này vẫn sẽ là tâm điểm phát triển của Hà Nội trong thời gian sắp tới, tập trung hơn về chất lượng, cải thiện mạnh về cơ sở hạ tầng giao thông, cảnh quan để giảm áp lực về dân cư và lưu lượng đi lại lớn.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng đồng bộ đồng thời mở thêm hướng phát tiển về phía Đông thành phố. Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng với một số dự án như Cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, Thăng Long mới, cầu Thượng Cát, Hồng Hà 9. Ngoài ra, sự hoàn thiện của các dự án hạ tầng như đường Vành đai 2 kéo dài cùng quy hoạch đường Vành đai 4 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các địa phương khác, tăng thêm hấp lực tại phía Đông đối với cả những nhu cầu từ những địa phương lân cận.

Thêm vào đó, Quy hoạch nội đô lịch sử được đưa ra vào năm 2021 với mục tiêu xác định cần giảm khoảng 215.000 dân trong giai đoạn 2020-2030. Về tổng thể, 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử có quy mô nghiên cứu trên 2.700ha với yêu cầu chính là kiểm soát dân số, giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 dân; đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Ở khu vực phía Đông gồm các quận Long Biên, huyện Gia Lâm, với quỹ đất lớn, cơ sở hạ tầng cũng đang được đẩy mạnh phát triển, cùng với sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn trong đó có Vingroup tại cả Hà Nội và Hưng Yên, hay Ecopark đã và đang thu hút khách mua từ trung tâm Hà Nội. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ tại phía Đông trong tương quan với tổng nguồn cung cả thị trường đã tăng từ mức rất thấp vào năm 2011 lên 12% vào nửa đầu năm 2023. Đây là khu vực cũng có tỷ trọng nguồn cung thấp tầng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây, tăng từ 8% thị phần nguồn cung Hà Nội năm 2014 lên 15% tại thời điểm nửa đầu năm 2023.

Trong khi đó, giá sơ cấp các sản phẩm nhà ở cũng có sự khác biệt giữa hai khu vực. Theo ghi nhận của Savills, tại khu vực phía Tây, giá sơ cấp căn hộ trung bình trong nửa đầu năm 2023 đạt 58 triệu VNĐ/m2. Trong khi đó, căn hộ sơ cấp phía Đông có giá trung bình đạt khoảng 48 triệu VNĐ/m2. Đối với sản phẩm thấp tầng, giá sơ cấp trong 6 tháng năm 2023 tại phía Tây là 157-225 triệu VNĐ/m2 đất và tại phía Đông là 158-168 triệu VNĐ/m2 đất. Theo bà Đỗ Thu Hằng, sự chênh lệch về giá giữa hai khu vực là bởi khu vực phía Đông hình thành và phát triển sau nhưng khá nhanh nên hiện vẫn còn có khoảng cách giá như vậy với khu vực phía Tây.

Nhận định về triển vọng, bà Hằng cho biết trong thời gian tới, nguồn cung mới tại khu vực phía Tây và phía Đông sẽ chiếm 40% thị phần cho căn hộ còn đối với hạng mục thấp tầng thì tỷ trọng sẽ không lớn do quỹ đất hạn chế hơn so với các khu vực khác. Ngoài ra, sản phẩm bất động sản tại các khu vực này nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ ngày càng được cải thiện. Đối với dự án căn hộ, tiện ích nội khu sẽ được chú trọng. Cơ cấu sản phẩm cũng đa dạng hơn bao gồm các loại hình như studio, duplex, penthouse, dual-key. Thị trường có sự tham gia của các chủ đầu tư quốc tế, thêm vào đó, các sản phẩm căn hộ có thương hiệu cũng dần bắt đầu xuất hiện trên thị trường.

 

Nguồn markettimes.vn

Tin tức liên quan
Xem tất cả

Những lý do “bá đạo” khi môi giới rao bán nhà đất khiến chủ nhà “ngã ngửa”

Thị trường bất động sản càng khó khăn thanh khoản lại càng xuất hiện các “chiêu thức” bán hàng gây chú ý của môi giới bất động sản.
1 năm trước

Nở rộ trào lưu đầu tư chung cư mini, nhà đầu tư “hốt bạc”

Trái với nhiều phân khúc bất động sản khác trầm lắng, loại hình chung cư mini cho thuê lại trở thành kênh đầu tư “hái ra tiền” với không ít nhà đầu tư.
1 năm trước

Có 1- 2 tỉ đồng tiền mặt, nhà đầu tư nên lựa kênh nào “xuống tiền”?

Theo một số chuyên gia trong ngành, với số tiền nhàn rỗi 1 đến 2 tỷ đồng, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đáng cân nhắc đầu tư bất động sản thời điểm này.
1 năm trước

Một quận tại Hà Nội ghi nhận giá đất tăng gần gấp đôi chỉ trong 5 năm, giá nhà trong ngõ tương đương liền kề vùng ven

Trong vòng 5 năm, giá bán tại tất cả các loại hình bất động sản tại Nam Từ Liêm đều diễn biến theo xu hướng tăng, trung bình khoảng 11%.
1 năm trước

Chủ tịch Quốc hội: Không nên ép mọi giao dịch bất động sản qua sàn

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nếu thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát được dòng tiền thì không cần ép mua - bán bất động sản qua sàn.
1 năm trước

“Giá bất động sản trong tháng ‘cô hồn’ không giảm hàng trăm triệu như người mua vẫn lầm tưởng”

Thực tế, tháng 7 âm lịch hàng năm giao dịch trên thị trường bất động sản có phần trầm lắng hơn các tháng khác. Tuy nhiên, đối với phân khúc đáp ứng nhu cầu thực, do lực cầu vẫn rất lớn nên không xảy ra hiện tượng chủ nhà giảm giá bán hàng trăm triệu đồng như mọi người vẫn lầm tưởng
1 năm trước

“Chiến lược “mua thấp – bán cao” có thể quay trở lại thị trường bất động sản Việt Nam ngay bây giờ”

Đó là khẳng định của ông Marc Townsend, Cố vấn cấp cao của Công ty TNHH Arcadia Consulting Việt Nam trong buổi chia sẻ mới đây.
1 năm trước

Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng qua đối với thị trường bất động sản

Khảo sát của VASR các chính sách của Chính phủ đối với thị trường bất động sản 8 tháng qua cho thấy, các cơ chế, chính sách vẫn đang dừng lại ở giai đoạn “tiếp cận” và tháo gỡ “lớp ngoài”, chưa thực sự thâm nhập và giải quyết một cách triệt để, trên diện rộng tất cả các khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung.
1 năm trước

Giá thuê chung cư ở Hà Nội liên tục tăng cao: Khách thuê ngậm ngùi “xách balo và đi”

Nhiều người bất ngờ khi nhận được thông báo tiền nhà tăng cao từ chủ nhà. Nhưng vì không thể đàm phán nên một số khách thuê chấp nhận trả lại nhà để tìm thuê những căn có mức giá rẻ hơn.
304 ngày trước

Hà Nội rộng gấp ba, giá nhà đắt gấp đôi - VnExpress

15 năm sau mở rộng, nguồn cung nhà đất Hà Nội tăng gấp gần 7 lần nhưng giá bình quân gấp đôi, một số nơi thậm chí đắt tới cả chục lần. - VnExpress
304 ngày trước
Công ty Cổ phần Công nghệ Finland
Số ĐKKD: 01023435235235
Cấp ngày 01/01/2023
Liên hệ
Số 102 Thái Thịnh, Phường Thịnh Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
cskh@finland.com
1900191919
Copyright c. 2023 Finland. All rights reserved